Ưu điểm của tã vải và tã giấy
Khi bé ị phân su, dùng tã giấy là khá thích hợp, sau đó mẹ có thể dùng tã vải.
Ưu điểm của tã vải là thấm hút tốt, thoáng khí, không bị ngấm vào da bé. Nhưng khi đi ra ngoài, dùng tã giấy lại tiện lợi và thích hợp hơn rất nhiều. Tóm lại, để bảo vệ sức khoẻ và thoải mái của bé, mẹ nên dùng cả 2 loại.
Cách chọn tã giấy chất lượng
Khi mua tã giấy (bỉm), các mẹ nên chọn loại chất lượng tốt, thoáng khí, khả năng thấm hút cao.
- Để biết loại bỉm nào chất lượng tốt các mẹ có thể dùng 1 cốc nước nóng và một cốc nước lạnh để thử nghiệm:
- Đổ cốc nước nóng vào mặt trước của bỉm (mặt ngấm nước), đặt mặt sau của bỉm lên miệng cốc nước lạnh, nếu thoáng khí, thành bên trong của cốc nước sẽ xuất hiện hơi nước hoặc ngưng tụ hạt nước nhỏ còn nếu không bạn có thể cân nhắc lựa chọn cho bé 1 loại bỉm mới thoáng hơn giúp con có được cảm giác dễ chịu.
- Lựa chọn được tã hay bỉm rồi nhưng các mẹ phải quấn tã như thế nào cho đúng cách?
Cách quấn tã, đóng bỉm đúng cách cho trẻ sơ sinh
Khi quấn tã hoặc đóng bỉm, chú ý cần giữ khoảng cách với rốn của trẻ vì lúc này cuống rốn chưa rụng, hoặc đã rụng nhưng rốn vẫn chưa lành, nếu bị nước tiểu hoặc phân bé bị dính vào, rất dễ nhiễm trùng.
Cách làm cụ thể như sau:
- Tã vải: trải tã vải ra, đặt bé lên trên, một đầu để dưới lưng bé, đầu kia quấn lấy bụng bé. Trước khi thay tã cho bé, cần vò qua để cho tã mềm hơn. Nếu là mùa đông, có thể ủ ấm tã một chút, tránh bé bị lạnh bụng.
- Tã giấy: Trước khi dây rốn chưa lành, không đặt tã giấy che phủ rốn của bé, có thể dùng miếng bông sạch đặt lên, sau đó cố định tã giấy, dính băng dính vào hai bên là được. Như vậy tã giấy sẽ ở phía dưới rốn và không che lấp rốn.
Trong thời gian này cần dùng khá nhiều tã giấy vì thế mẹ nên chuẩn bị trước nhé!
Sau 3 – 4 ngày, “phân su” sẽ được thay thế dần bằng phân do sự tiêu hóa sữa tạo ra. Phân này màu vàng nhạt hoặc vàng thẫm.