Học chữ qua việc đọc

Lên ba tuổi, trẻ vừa học chữ vừa luyện đọc, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ kết hợp song song giữa đọc và học chữ. Như vậy đây là quá trình đọc trước học chữ sau, mục đích cuối cùng là nâng cao khả năng học chữ và đọc.

Tại sao phương pháp học chữ qua đọc hoàn toàn có thể thực hiện được?

Về cơ bản, trẻ đã nắm được ngôn ngữ thính giác, trẻ có thể nghe hiểu, nói những câu ngắn, đơn giản, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ nghe đọc, đọc theo, cùng đọc những câu chuyện, bài hát, tất cả những hoạt động đó trẻ có thể “đọc” hiểu. Khi mới bắt đầu đọc, trẻ đọc theo kiểu học vẹt, hoặc đọc từng chữ, nhưng nội dung của những bài văn hay cũng có thể thu hút chúng, âm luật của ngôn ngữ đẹp và thuận miệng đưa lại cho trẻ sự cảm thụ âm nhạc, sự chuyển động của môi cũng đưa lại sự cảm nhận về xúc giác. Nếu kết hợp dạy với băng đĩa có kèm theo âm nhạc, trẻ sẽ càng thích nghe và “đọc” hơn.

Phạm vi kiến thức của trẻ mẫu giáo rộng hơn của trẻ sơ sinh, khả năng hiểu cũng tăng lên đáng kể, tính tò mò rất cao, đây là thời kỳ trẻ thích nghe truyện nhất trong đời, trẻ cũng thích các câu chuyện mới mẻ về bất kỳ lĩnh vực nào. Để trẻ nghe, đọc theo và dần dần tự mình đọc được các câu chuyện phải phù hợp với trình độ hiểu và mong muốn khám phá của chúng. Cho nên, học chữ qua việc đọc là phương pháp dạy chữ đơn giản nhất được trẻ em yêu thích.

Trẻ có khả năng ghi nhớ ấn tượng vô thức rất cao, chúng dùng tay chỉ vào chữ đọc bài văn hết lần này đến lần khác, đó là cách học chữ rất hiệu quả thông qua tiếp xúc. Cách đọc này cũng phát huy được ưu thế ghi nhớ ấn tượng của trẻ, lâu dần tự nhiên trẻ sẽ nhận biết được những chữ đó. Nội dung các bài văn để trẻ đọc được thay đổi liên tục, trong khi các chữ lại chỉ gói gọn trong số lượng 2.000 chữ. Như vậy chỉ cần một, hai năm luyện đọc, ấn tượng về mấy nghìn chữ đó sẽ rất rõ ràng. Cảm giác của con người rất tinh tế, ấn tượng thông qua thị giác không ngừng tăng lên.

Nếu kết hợp học chữ qua việc đọc và học chữ qua trò chơi cùng với viết chữ thì trẻ sẽ tiến bộ rất nhanh chóng. Trong quá trình đọc, với những chữ ít xuất hiện, những chữ không có ý nghĩa cụ thể, thì phải dạy riêng cho trẻ, khi dùng phương pháp trò chơi để dạy phải chú ý cho trẻ ghi nhớ. Như vậy, những “con hổ cản đường” trong quá trình học chữ sẽ nhanh chóng phải “đầu hàng”. Bất kỳ thầy cô hay cha, mẹ nào cũng đều có thể thiết kế ra phương pháp dạy riêng những chữ đó cho con em mình.

Tóm lại, để dạy trẻ học chữ qua đọc, chúng ta chỉ cần vứt bỏ kiểu nhận thức truyền thống “biết chữ trước rồi mới biết đọc”, mạnh dạn vượt ra ngoài quan niệm cũ “đọc trước (nghe, đọc theo) rồi mới biết chữ”.

Phương pháp học chữ qua trò chơi đọc còn có tính ưu việt rất lớn: nó không chỉ là cách dạy chữ, mà còn là cách dạy đọc rất tốt, có thể đạt được hai mục đích biết chữ và biết đọc. Dạy đọc không cần phải giáo viên giảng giải từ đầu đến cuối, càng không cần nhớ cách giải thích từ, tư tưởng chủ đạo của đoạn văn một cách cứng nhắc; đọc nhiều thuộc nhiều, lĩnh hội nhiều, tra từ điển nhiều, thảo luận nhiều và thực hiện phương pháp đọc sách của Quách Mạt Nhược “đọc sách tốt, không cần phải lý giải sâu”. Trong lịch sử văn học, không có tác giả lớn nào lại không gắn bó với việc đọc trong quá trình trưởng thành của mình.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!