Những điều cần biết khi trẻ bị cảm lạnh

trẻ bị cảm lạnh

Cảm lạnh là bệnh do siêu vi gây nên, cũng vì vậy mà không có phương pháp điều trị đặc hiệu nào. Hiểu rõ về bệnh cảm lạnh sẽ giúp bạn chăm sóc bé yêu tốt hơn.

Cảm lạnh là bệnh do siêu vi gây nên và vì không có cách tiêu diệt được các bệnh nhiễm siêu vi nên không có phép điều trị chuyên biệt nào cho bệnh cảm lạnh. Siêu vi xâm nhập cơ thể qua đường mũi và họng, khiến cho lớp niêm mạc lót mũi và họng bị viêm. Hiện tượng này gây nên các triệu chứng sổ mũi và đau họng quen thuộc. Các cơ chế đề kháng của cơ thể phải mất tới mười ngày mới khắc phục được con siêu vi.

Chứng cảm lạnh có nghiêm trọng không?

Cảm lạnh không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng vì nó làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nên có thể sinh ra các biến chứng như viêm phế quản hay viêm phổi. Ở một em bé, cảm lạnh phải được coi là nghiêm trọng hơn bởi lẽ ngay cả những triệu chứng nhẹ như nghẹt mũi cũng có thể gây khó khăn trong việc cho bé bú. Nguy cơ sinh biến chứng ở trẻ em cũng lớn hơn nhiều.

Triệu chứng cảm lanh ở trẻ có thể gặp:

  • Hắt hơi.
  • Chảy nước mũi hay nghẹt mũi.
  • Sốt.
  • Ho.
  • Đau họng.
  • Đau cơ bắp.
  • Hay khóc.
  • Sổ mũi.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị cảm lạnh?

  1. Nếu bé có triệu chứng bị cảm, cặp nhiệt kế để xem có sốt hay không. Nếu bé không sốt, hãy giữ cho bé được ấm và dễ chịu. Không nhất thiết phải bắt bé nằm giường trừ phi bé muốn. Nếu bé sốt khoảng 380C và nhiệt độ này không giảm trong vòng 4 đến 5 tiếng, hãy cho bé nằm giường và cố làm hạ nhiệt.
  2. Kiểm tra xem nước mũi của bé trong hay vàng. Nếu nước mũi ngả sang màu vàng, có thể có một bệnh nhiễm trùng thứ phát. Nếu nước mũi của bé trong, có thể bé bị sổ mũi mùa.
  3. Không cho bé uống bất cứ thuốc ho nào mà không hỏi ý kiến bác sỹ.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị cảm lạnh?

  • Đi khám bác sỹ ngay nếu bạn cho là con mình đã phát sinh một bệnh nhiễm trùng khác sau khi bị cảm.
  • Đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt trong trường hợp bé bú khó khăn vì bị cảm hay có vẻ khó thở hoặc nếu bé ho khan khiến mất ngủ vào ban đêm.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị cảm lạnh?

  • Nếu có một bệnh nhiễm trùng khác, bác sỹ sẽ chữa trị bệnh này cho phù hợp.
  • Bác sỹ có thể kê toa thuốc nhỏ mũi để nhỏ trước khi cho bú.
  • Không bao giờ nhỏ nhiều lần hơn mức bác sỹ đã dặn, hay nhỏ trong thời gian dài, vì thuốc nhỏ mũi có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.
  • Bác sỹ có thể kê toa một loại thuốc để cắt cơn ho hay giúp cho long đờm nếu bị ho nặng.

Giúp trẻ bị cảm lạnh bằng cách nào?

  • Giúp bé thở dễ hơn bằng cách kê một cái gối cho đầu cao hơn.
  • Cho bé uống nhiều nước.
  • Giúp cho bé xì mũi đúng cách, xì từng bên một.
  • Nếu được, hãy giữ cho không khí căn phòng của bé có đủ độ ẩm để niêm mạc mũi đã viêm không bị bầu không khí khô kích thích thêm.
  • Thử vẩy vài giọt tinh dầu bạc hà lên quần áo và chăn màn; làm như vậy có thể giúp cho bé dễ thở vào ban đêm hơn.
  • Để cho bé bớt đau họng và thông mũi, hãy cho bé uống nước chanh nóng mới vắt trước khi ngủ.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!