Những điều cần biết về chứng cà nhắc ở trẻ em

Trẻ Bị Cà Nhắc

Bé đi cà nhắc khi bé dồn hết trọng lực toàn thân vào một bên chân. Có thể đây chỉ là trò đùa của trẻ, cũng có thể xuất phát từ một số vấn đề như xước da, giày chật…, tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài thì có thể bé đang bị một số bệnh khác.

Bé đi cà nhắc khi bé dồn hết trọng lực toàn thân vào một bên chân. Khi khám, nguyên nhân có thể được nhận ra ngay: Một vết đứt da, một mụn rộp hay một cài dằm trên gan bàn chân, hay gót chân, một đôi giầy chật, miếng đệm lót bên trong giày có nếp nhăn hay có một hòn sỏi trong một chiếc giày… Hiện tượng đi cà nhắc kéo dài mà không có nguyên nhân là triệu chứng của một vấn đề khác, nghiêm trọng hơn.

Chứng cà nhắc có nghiêm trọng không?

Chứng đi cà nhắc ở trẻ em không thấy có nguyên nhân cần phải được chữa trị một cách cẩn trọng. Chứng đi cà nhắc vô cớ là triệu chứng của một dạng ung thư máu hiếm gặp, bệnh bạch cầu. Trong trường hợp chứng đi cà nhắc có kèm theo chứng sưng và đau khi đụng tới khớp xương, nó có thể là bệnh thấp khớp cấp, viêm khớp hay viêm tủy xương gây nên. Những bệnh này có thể sẽ có biến chứng lâu dài, do đó cần được chữa trị một cách nghiêm túc.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ mắc chứng cà nhắc?

  1. Tìm xem có vết thương nào và khám bất cứ vùng nào bé kêu đau.
  2. Kiểm tra xem vết thương có bị sưng tấy đỏ không.
  3. Nếu nghi ngờ bé bị gãy xương, bạn đừng ngại đưa đi khám bác sỹ. Không phải bao giờ triệu chứng gãy xương cũng hiển nhiên cho ta thấy.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ mắc chứng cà nhắc?

Hãy đi khám bác sỹ ngay lập tức để được khám toàn diện về chứng cà nhắc nếu bạn không tìm ra nguyên do, hoặc nếu bạn nghi ngờ bé bị gãy xương. Bạn cũng nên đưa bé đi khám bác sỹ ngay, nếu thấy bất cứ khớp xương nào của bé bị sưng hoặc đụng tới là đau.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ mắc chứng cà nhắc?

Bác sỹ sẽ khám toàn diện chân bé và có thể giới thiệu bạn đưa bé tới một bác sỹ chuyên môn khoa ngoại chỉnh hình để tìm ra nguyên nhân chứng đi cà nhắc.

Trong trường hợp chân bé bị gãy xương, bác sỹ sẽ giới thiệu bạn đưa bé tới khoa chấn thương ở bệnh viện gần nhất để chụp X-quang và bó bột xương chân.

Giúp trẻ mắc chứng cà nhắc bằng cách nào?

Đừng bao giờ bỏ cuộc trong trường hợp bé đi cà nhắc. Tiếp tục đưa bé đi bác sỹ khám và bạn hãy kiên trì cho tới khi nào tìm ra được nguyên nhân và hướng điều trị cho bé.

Xem thêm

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!