Những điều cần biết khi trẻ bị đau răng

trẻ bị đau răng

Trẻ nhỏ thường rất dễ gặp các vấn đề về răng miệng dẫn đến hiện tượng đau răng. Đau răng làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống cũng như các sinh hoạt khác của trẻ. Chính vì vậy cha mẹ cần biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị đau răng.

Đau răng là chứng bệnh sinh ra khi một cái răng bị sâu. Tiến trình sâu răng diễn ra bắt đầu từ việc ăn mòn các lớp bảo vệ bên ngoài của răng và xuyên qua tới các dây thần kinh ở giữa tủy mềm, làm cho răng bị đau, đặc biệt là khi ăn bất cứ thứ gì lạnh, nóng hay ngọt. Sâu răng và bệnh ở nướu là do mảng bám răng sinh ra. Mảng này là một lớp mỏng do nước miếng và cặn thức ăn tạo nên, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Các vi khuẩn sinh sống khi có sự hiện diện chất đường trong miệng – ví dụ dưới hình thức đường tinh luyện, đường trong trái cây khô và ngay cả mật ong – đó là một trong những lý do tại sao đường lại không tốt trong chế độ ăn. Răng có thể có được sức đề kháng đối với ảnh hưởng của vi khuẩn và đường, nếu hàm chứa chất Fluor hoặc nếu được tráng một lớp Fluor như khi người ta chải răng đều đặn bằng kem đánh răng có chứa Fluor. Đây là một trong những cách chính để phòng ngừa sâu răng cùng với phép giữ vệ sinh răng miệng tốt và đi khám nha khoa đều đặn. Điều quan trọng là trẻ đừng để mất các răng sữa của mình do sâu răng hoặc do một biến chứng của bệnh sâu răng – áp xe răng – làm cho chân răng cũng bị hư luôn. Điều này sẽ khiến các răng vĩnh viễn có thể mọc lên không ngay ngắn nếu để một lỗ hở quá lâu trong khi cái răng mới còn đang phát triển.

Trẻ bị đau răng có nghiêm trọng không?

Đau răng không có gì nghiêm trọng một khi đi chữa ngay. Nếu cứ để vậy không chữa, có thể nảy sinh ra áp-xe-răng, gây tổn thương cho chiếc răng vĩnh viễn nằm bên dưới, hay là mất thêm một răng thứ hai.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị đau răng?

  1. Nếu bé kêu bị đau ở xương hàm, đau tai, hay có những cơn đau giần giật, nhoi nhói trong miệng, bạn hãy lấy một muỗng nhỏ bằng kim loại, đập nhẹ vào răng bé để xác định nguồn gốc chứng đau.
  2. Cho bé uống paracetamol để làm giảm đau cho đến khi bạn có thể gặp được nha sỹ.

3.Hãy bọc một túi chườm nước nóng với một tấm vải hay một cái khăn bông cho bé áp má vào cho bớt đau.

  1. Đừng thoa dầu đinh hương hay kem thuốc tê vì như vậy có thể làm tổn thương nướu xung quanh cái răng.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị đau răng?

Bạn không cần đi khám bác sỹ mà phải đưa bé đi khám ngay nha sỹ.

Nha sỹ sẽ có thể làm gì khi trẻ bị đau răng?

Nha sỹ sẽ khám răng để xác định xem bị tổn thương tới mức độ nào. Cái răng có thể chỉ cần khoan và trám, nhưng, nếu bị áp-xe-răng nha sỹ sẽ dẫn lưu mủ từ áp-xe. Trong trường hợp không thể nào chứa được cái răng người ta sẽ nhổ, chắc hẳn là có gây mê tùy theo tuổi của con bạn.

Giúp bé bằng cách nào khi trẻ bị đau răng?

  • Hãy phòng ngừa sâu răng. Nên sử dụng kem đánh răng có Fluor và tùy theo mức hàm lượng Fluor trong nguồn cung cấp nước địa phương, bạn hãy sử dụng những viên hay giọt Fluor trong nước uống của con bạn, nha sỹ có thể cung cấp thông tin cho bạn về vấn đề này.
  • Đề phòng phát sinh ra răng sún bằng cách giới hạn lượng đường ăn vào của con bạn. Đừng cho bé ăn kẹo, bánh, bánh quy và tránh cho ăn đồ hộp và nước ngọt có ga, hay có hàm lượng đường cao bất ngờ.
  • Bạn hãy đích thân đánh răng cho bé mỗi ngày một lần hoặc coi chừng cho cháu đánh răng cho tới khi lên sáu, lên bảy.
  • Khi bé được hơn bốn tuổi, sáu tháng một lần, bạn hãy dẫn cháu đi khám răng. Bạn hãy tập cho cháu quen gặp nha sỹ từ khi còn nhỏ sao cho viễn tưởng đi nha sỹ không còn gì là bí mật hay làm hoảng sợ đối với cháu.
  • Khuyến khích bé uống nhiều nước sau khi ăn thức ăn ngọt. Nước sẽ làm trôi phần lớn đường đi ngay, khỏi dính răng.
  • Bạn hãy hỏi ý kiến nha sỹ về việc hàn gắn những vết rạn nứt răng. Khi bé được khoảng bảy, tám tuổi, các răng vĩnh viễn nằm phía sau của cháu có thể được nêm kín bằng một lớp vỏ nhựa dẻo để tránh không cho mảng bám răng chiếm cứ các mặt nhai của các răng này.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!