Những điều cần biết khi trẻ bị đau tai

trẻ bị đau tai

Có một số nguyên nhân gây đau tai, thường là do viêm ta giữa. Nếu không chuẩn đoán được bệnh và không chữa trị, có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho tai giữa, với hậu quả là mất khả năng nghe sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập nói và học tập nói chung của bé.

Có một số nguyên nhân gây đau tai. Nguyên nhân thông thường nhất là một chứng nhiễm trùng tai giữa có tên là viêm tai giữa. Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ dưới sáu tuổi vì cái ống đi từ họng lên tới tai – vòi Eustache – tương đối ngắn, nên các chứng nhiễm trùng mũi và họng có thể dễ dàng lan truyền tới khoang tai giữa. Một em bé có thể không xác định đúng được vị trí chứng đau và bé sẽ gãi, chà xát một bên mặt trong trường hợp đau nghiêm trọng. Một đứa trẻ có thể kêu đau tai nếu nó đang bị đau răng, viêm amiđan, hay quai bị, khi bị sưng hạch ở cổ hoặc khi nó đi ra ngoài gió lạnh mà không đội mũ che tai. Đau tai, đau dữ dội sẽ là do nhiễm trùng tai ngoài (viêm tai ngoài) nếu ví dụ như có một vật lạ bị nhét vào tai hay nếu sinh ra cái nhọt.

Trẻ bị đau tai có nghiêm trọng  không?

Đau tai kèm thêm mất khả năng nghe là nghiêm trọng. Nếu không chuẩn đoán được bệnh và không chữa trị, có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho tai giữa, với hậu quả là mất khả năng nghe sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập nói và học tập nói chung của bé.

Triệu chứng đau tai ở trẻ có thể gặp:

  • Đau ở vùng xung quanh tai.
  • Sốt trên 38 độ C.
  • Mù từ tai chảy ra.
  • Lãng tai.
  • Viêm amidan.
  • Đụng tới tai là đau.
  • Nổi hạch.
  • Triệu chứng chà xát và bứt tai ở một đưa trẻ nhỏ.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị đau tai?

  1. Cặp nhiệt kế cho bé để xem có sốt không.
  2. Kiểm tra xem có dịch chảy từ tai ra không.
  3. Kiểm tra xem khả năng nghe của bé có kém đi không. Muốn làm vậy, hãy bất chợt gọi tên bé khi bé đang ngoảnh đi. Coi xem bé có xoay lại không.
  4. Khám phía sau trong họng xem amiđan có sưng lên hoặc đỏ khác thường không. Đó có thể là dấu hiệu viêm amiđan.
  5. Kiểm tra xem có dấu hiệu viêm nào ở khoang tai ngoài không. Viêm tẩy như vậy có thể là do một cái nhọt. Đừng thọc bất cứ thứ gì vào tai, ngay cả que quấn bông cũng không.
  6. Đừng bao giờ sử dụng thuốc nhỏ tai, hoặc đưa bất cứ thứ gì vào tai bé, trừ khi bác sĩ khuyên làm vậy.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị đau tai?

Hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu bé kêu đau tai; phần lớn đau tai là do bị nhiễm trùng. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bé quá nhỏ để nói được với bạn là bé đau nhưng bé khóc, phần nhiều là tái đi và có thể bứt hay cà một bên tai.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị đau tai?

  • Bác sĩ sẽ khám bé để xác định nguyên nhân gây đau tai. Nếu là do nhiễm vi khuẩn, chắc hẳn bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh.
  • Giúp bé bằng cách nào?
  • Hãy đặt túi chườm nước nóng, bọc bằng khăn mặt, sát vào tai bé để làm giảm đau, một khi nguyên nhân gây đau tai không phải là một cái nhọt.
  • Tránh đừng để nước vào tai khi tắm rửa cho đến khi khỏi hẳn.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!