Những điều cần biết khi trẻ bị điếc tai

trẻ bị điếc

Điếc tai một phần hay hoàn toàn, thường là do khiếm khuyết bẩm sinh – nghĩa là có từ lúc sinh – hay do một bệnh mắc phải trong sáu tuần lễ đầu đời của em bé. Cha mẹ cần làm gì khi lỡ bé bị điếc tai?

Điếc tai một phần hay hoàn toàn, thường là do khiếm khuyết bẩm sinh – nghĩa là có từ lúc sinh – hay do một bệnh mắc phải trong sáu tuần lễ đầu đời của em bé. Bình thường thì bé cũng còn nghe thấy được chút ít, nên được chẩn đoán sớm, những máy nghe phụ trợ có thể giúp bé tập nói, cùng với sự kích thích xúc giác và thị giác. Một đứa trẻ cũng có thể bị lãng tai do một bệnh nhiễm trùng tai như tai đóng mủ hay viêm tai giữa, hoặc đóng nút ráy tai ở ống tai ngoài. Vấn đề đối với cha, mẹ là làm sao nhận biết con mình có điếc hay không. Phát hiện được chứng điếc tai ở một em bé sơ sinh không phải là chuyện dễ: mọi em bé đều phát âm ra những tiếng lọc ọc cho đến sáu tháng tuổi và những tiếng động lớn không có vẻ làm rộn những em bé còn nhỏ.

Tuy niên sau khoảng bốn đến sáu tháng tuổi, một em bé bị điếc có thể trở nên yên lặng và không bi bô như một em bé bình thường, vì nó không nhận được sự khích lệ của giọng nói chính mình hay của giọng nói người khác.

Chứng điếc tai ở trẻ có nghiêm trọng không?

Nếu một em bé không nghe được thì học nói có thể là một việc làm khó khăn hơn nhiều. Phần lớn ngôn ngữ của một đứa trẻ phải được tiếp thu trước khi khởi sự tập nói. Do đó đứa trẻ càng mất khả năng nghe lâu chừng nào, thì nó càng chậm trao đổi với người khác bấy nhiêu. Ngay chỉ điếc một phần thôi cũng sẽ gây trở ngại cho sự phát triển về khả năng nói.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị điếc tai?

Hãy thử khả năng nghe của bé bằng cách gây tiếng động khá lớn khi bé đang xoay đầu đi đằng khác, để xem bé có quay lại không. Hãy chú ý đừng để cho bé nhìn thấy bạn. Nếu bé đáp ứng, hãy tạo những âm thanh dần dần nhỏ đi và nhận xét xem nhỏ đến mức độ nào thì bé hết nghe thấy.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị điếc tai?

Hãy đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt, nếu bạn nghi ngờ khả năng nghe có vấn đề. Hãy đi khám bác sỹ ngay nếu bé bị một bệnh nhiễm trùng tai và bạn phát hiện có dấu hiệu lãng tai.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị điếc tai?

  • Bác sỹ sẽ thực hiện trên bé những trắc nghiệm khả năng nghe thông thường và khám tai bé. Nếu chẩn đoán là có lãng tai, bác sỹ sẽ giới thiệu bé tới bác sỹ chuyên khoa tai mũi họng để qua những trắc nghiệm đo thính lực nhằm xác định điếc đến độ nào. Trong đa số trường hợp, người ta sẽ gắn một máy trợ thính. Một em bé có thể đeo máy trợ thính từ sáu tháng trở đi. Chắc hẳn là bé sẽ được gắn máy trợ thính cả hai bên tai, dù chứng lãng tai chỉ ở một bên. Người ta sẽ khuyên bạn nên nói với bé như thế nào.
  • Nếu bị điếc là do bị viêm tai giữa lặp đi lặp lại nhiều lần, có thể cần đến phẫu thuật để gắn những ống dẫn lưu thông thoát dịch sinh điếc.

Giúp bé bằng cách nào khi trẻ bị điếc tai?

  • Bạn chớ lo lắng nếu bé vẫn tiếp tục lặng yên nhiều tháng sau khi được gắn máy trợ thính. Có thể phải mất một khoảng thời gian cháu mới sử dụng những gì cháu nghe thấy bằng cách phát âm lên chính những từ ghi nhận.
  • Hãy trò chuyện với bé một cách rõ ràng và dặn mọi người cũng nói với cháu thật rõ ràng, nhưng đừng bao giờ hét.
  • Nếu bé đi học, hãy đề nghị cho cháu được ngồi gần hàng đầu để việc học hành không bị ảnh hưởng do chứng lãng tai.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!