Những điều cần biết khi trẻ bị đứt tay, xước da

trẻ bị đứt tay, xước da

Đứt tay, trầy da là những tai nạn nhỏ thường gặp. Nếu bị đứt tay, trầy da, cha mẹ cần sơ cứu như thế nào để an toàn và hạn chế tối đa nguy cơ bị nhiễm trùng.

Vết đứt tay là một chấn thương làm nứt da và lớp mô bên dưới, khiến cho chảy máu. Vết trầy da là một chấn thương trong đó thực sự là bề mặt của lớp da không bị nứt, nhưng bị chà xát làm cho các mạch máu dưới lớp bề mặt rỉ ra ít máu. Những vết đứt da và trầy da nhỏ có thể chữa trị ở nhà và phải được rửa sạch và cần được băng lại để tránh cho vi trùng xâm nhập và gây nhiễm trùng. Cách băng tốt nhất cho một vết đứt da hay trầy da là đặt một miếng gạc vô trùng lên và giữ cho nó ngay bằng một miếng băng keo sao cho vết thương được thoáng khí. Người ta có thể sử dụng băng keo kéo sao cho hai mép vết đứt da dính sát nhau và tránh cho vết đứt khi lành khỏi có kẽ hở.

Trẻ bị đứt tay, xước da có nghiêm trọng không?

Ít có vết đứt và trầy da nào đủ nghiêm trọng để cần đến bác sỹ. Tuy nhiên nếu vết da đứt sâu (do một cái đinh, một gai hông hay một con thú) thì có nguy cơ bị uốn ván, hay một bệnh nhiễm trùng khác phát sinh và nếu vết thương chảy máu nhiều, thì có nguy cơ bị choáng, vì vậy bạn phải đi khám bác sỹ.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị đứt tay, xước da?

Trường hợp vết thương lớn và chảy máu

  1. Bạn phải đi đến ngay y bác sỹ. Đưa ngay bé tới bệnh viện nào gần nhất, nhưng trước khi đi, hãy ép trực tiếp lên vết thương bằng một tấm gạc sạch, một chiếc khăn tay, hay ngay bàn tay bạn, nếu bạn không có gì khác.
  2. Giơ phần đoạn bị đứt da lên cao để máu chảy tới đó chậm hơn. Đỡ cho bé nằm xuống.
  3. Đặt lên trên vết đứt một miếng băng vô trùng và thắt nút cột nó lại trực tiếp ngay trên vết thương để duy trì sức ép lên đó cho đến khi y bác sỹ tới giúp đỡ.

Trường hợp vết thương nhỏ hay bị trầy da

  1. Giữ phần da bị thương dưới vòi nước lạnh và rửa bằng xà bông và nước hoặc nước sát trùng.
  2. Thấm khô da. Nếu vết đứt ngắn, hãy giữ cho hai mép vết đứt dính liền nhau bằng một miếng băng keo liền da, để giúp cho vết đứt lành da ngay ngắn. Đặt lên đó một tấm gạc vô trùng, dán băng keo cho cố định miếng gạc, nếu xét thấy cần cho vết đứt hay trầy da.

Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ bị đứt tay, xước da?

Hãy đi khám bác sỹ ngay lập tức hoặc đưa bé tới bệnh viện nào gần nhất nếu vết thương lớn, nếu sau 10 phút ép vào vết tương mà vẫn tiếp tục chảy máu, nếu vết thương rất sâu và chảy máu nhiều, nếu vết thương mở rộng, nếu có đất hay vật lạ trong vết thương mà bạn không lấy ra được, nếu vết thương sâu nhưng chỉ có một lỗ nhỏ ở ngoài da hoặc nếu bé đã chơi ở một khu vực người ta giữ ngựa mà vết thương đã bị đất cát làm cho dơ bẩn. Hãy đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt, nếu sau một hay hai ngày, bạn nhận thấy có những vết đỏ lan ra từ vết thương, vì đó có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng.

Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ bị đứt tay, xước da?

  • Bác sỹ sẽ làm sạch vết thương và khâu nó lại, nếu cần, có gây tê tại chỗ; người ta sẽ khâu lại bất cứ vết thương nào ở mặt để giảm thiểu vết sẹo.
  • Nếu chảy máu không cầm, có thể là một mạch máu đã bị rách; mạch máu này sẽ được bác sỹ cột lại, sau khi gây tê.
  • Nếu có một vết thương sâu, hay bị đất làm dơ bẩn, bác sỹ sẽ hỏi bé xem đã được nhắc chích ngừa uốn ván lần cuối hồi nào. Nếu có điều gì nghi vấn, người ta sẽ chích cho bé một mũi ngừa uốn ván.
  • Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng nào, bác sỹ sẽ băng bó vùng bị thương với thuốc kháng sinh và cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh để uống nhằm tiêu diệt bệnh nhiễm trùng.

Giúp bé bằng cách nào khi trẻ bị đứt tay, xước da?

  • Thay băng mỗi ngày. Bác sỹ có thể khuyên bạn đừng băng ban đêm vì các vết tương mau lành hơn nếu được thoáng khí.
  • Khi bạn thay băng, hãy kiểm tra xem có vệt đỏ nào lan ra từ vết thương không. Nếu có, bạn hãy liên hệ với bác sỹ càng sớm càng tốt.
  • Một vết trầy da có khuynh hướng bao phủ một vùng rộng hơn và vết này có thể cần được bảo vệ chống cọ xát. Nên dùng những dải gạc khô và dán băng keo để cố định. Chớ dán băng keo trực tiếp lên vết trầy vì có thể rất đau lúc gỡ ra.
  • Hãy bỏ một nắm muối vào thau nước tắm của con bạn, để làm sạch da và ngừa nhiễm trùng.

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!