Những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

trẻ bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa. Viêm tai giữa vừa đau lại vừa nghiêm trọng. Nếu để nguyên không chữa trị, bệnh này có thể dẫn tới mất thính giác (điếc) vĩnh viễn.

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng tai giữa. Tiến trình nhiễm trùng khiến cho dịch lỏng tích lại trong tai giữa, sinh ra đau tai và đôi khi điếc tai. Chứng bệnh này thường gặp ở trẻ nhỏ vì ống vòi nối liền họng với tai, gọi là vòi Eustache, tương đối ngắn, do trẻ phải trải qua nhiều thời gian ở tư thế nằm. Điều đó có nghĩa, bất cứ vi khuẩn hay siêu vi nào xâm nhập vào mũi hay họng chỉ phải theo một hành trình rất ngắn là tới được tai giữa. Cũng có thể sinh ra bệnh nhiễm trùng này khi có những sùi vòm họng nở rộng bít kín lối vào vòi Eustache. Trong trường hợp vòi bị tắc, chất nhớt sẽ không có lối thoát và có thể trở nên dính giống như keo, sinh ra một chứng bệnh gọi là tai đóng mủ.

Triệu chứng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có thể gặp

  • Đau nhức trong tai; ở em bé, có triệu chứng bứt tai hay vò tai kèm với khóc.
  • Sốt trên 390C.
  • Nôn mửa.
  • Lảng tai một phần.
  • Chảy mủ từ tai ra.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em có nghiêm trọng không?

Viêm tai giữa vừa đau lại vừa nghiêm trọng. Nếu để nguyên không chữa trị, bệnh này có thể dẫn tới mất thính giác (điếc) vĩnh viễn.

Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ bị viêm tai giữa?

  1. Cặp nhiệt kế cho bé để xem bé có sốt không.
  2. Giữ cho bé được thoải mái và mát mẻ. Nếu cơn đau trong tai nhiều, cho bé áp tai vào một túi chườm nước nóng và bao bọc kỹ, có thể làm giảm đau.
  3. Cho bé uống viên nén paracetamol dành cho trẻ em hay paracetamol nước để cho bớt đau tai.
  4. Kiểm tra xem có dịch gì chảy từ trong tai ra không.

Có cần đi khám bác sĩ không khi trẻ bị viêm tai giữa?

Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bạn nghi bé bị viêm tai giữa, hay có bất cứ dấu hiệu lãng tai nào.

Bác sĩ có thể làm gì khi trẻ bị viêm tai giữa?

Bác sĩ sẽ khám tai bé với một ống soi tai và chắc hẳn bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng. Nếu có bất cứ dấu hiệu tích dịch lỏng nào trong vòi Eustache, bác sĩ cũng sẽ kê toa một thứ thuốc để làm giảm chứng sưng sao cho dịch lỏng có thể thoát ra một cách tự nhiên xuôi theo họng đi xuống.

Trong trường hợp các cơn đau tai giữa cứ lặp đi lặp lại, bác sĩ sẽ giới thiệu bé đi khám một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được chẩn đoán chính xác hơn.

Giúp trẻ bị viêm tai giữa bằng cách nào?

Hãy kiểm tra thường xuyên chức năng nghe của bé.

Xem thêm:

Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!