Đái dầm là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị đái dầm?
Trẻ con làm chủ được việc điều khiển bọng đái ở nhiều độ tuổi khác nhau. Cũng như chúng phát triển kỹ năng ở mức độ khác nhau, khả năng nhịn tiểu lâu dài của chúng cũng khác nhau. Đa số trẻ em hết đái dầm ban đêm vào tuổi lên ba và lên bốn, tuy nhiên, vào tuổi lên năm, cứ mười bé trai bình thường thì có một bé còn đài dầm. Không nên liệt một đứa trẻ vào loại trẻ đài dầm trong thời gian nó đang còn tập cho bàng quang của nó nhịn đài khoảng thời gian 10 đến 12 giờ của giấc ngủ ban đêm.
Trẻ có thể bị đái dầm trở lại khi có dấu hiệu căng thẳng và lo âu. Hiện tượng này hay xảy ra khi bé gặp một số sự cố quan trọng ví dụ như trong nhà mới có em bé hay bắt đầu đi học chẳng hạn. Một số trẻ em có thể có lý do về thể chất để không nhịn đái được, ví dụ như mắc phải một bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay một dị tật trên đường tiểu. Trong trường hợp chứng đái dầm đi kèm chứng khát nước gia tăng và đái dắt ban ngày, đó có thể là triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
Chứng đái dầm có nghiêm trọng không?
Mặc dù đái dầm làm cho các bậc cha mẹ bực mình, nhưng chứng đái dầm không phải là một vấn đề nghiêm trọng.
Việc gì phải làm trước tiên khi trẻ mắc chứng đái dầm?
- Bạn hãy lót giường bằng một tấm dra cao su và phủ lên trên nó một tấm dra nhỏ, để giặt và phơi mỗi ngày, nếu cần.
- Bạn hãy tự xét cách hành xử của mình. Có thể việc bạn thúc ép bé hay gây ra một bầu không khí căng thẳng đã làm bé bị đái dầm.
- Bạn hãy cho con mình đi tiểu trước khi đi ngủ – nếu cháu muốn. Bạn hãy để một cái bô trong phòng cháu, để cháu khỏi phải đi xa tới nhà vệ sinh..
- Bạn hãy kiểm tra nước tiểu của con mình xem có mùi tanh không. Đấy có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng đường tiểu.
Có cần đi khám bác sỹ không khi trẻ mắc chứng đái dầm?
Bạn hãy đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt, nếu cả bạn và bé đều cảm thấy bất tiện và nếu bạn nghi ngờ là có thể có một nguyên do thể chất nào đó, ví dụ như một bệnh nhiễm trùng đường tiểu, khiến cho nước tiểu có mùi tanh khó chịu.
Bác sỹ có thể làm gì khi trẻ mắc chứng đái dầm?
- Bác sỹ sẽ khám cho bé và lấy một mẫu nước tiểu để xét nghiệm có bị bệnh nhiễm trùng đường tiểu hay bị một dị tật đường tiểu không.
- Bác sỹ của bạn có thể khuyên bạn nên gắn một tấm nệm đặc biệt lên giường con bạn, nó sẽ làm reo chuông khi tấm nệm bị nước tiểu thấm ướt. Bé có thể tập đáp ứng với chuông báo thức này và dậy đi tiểu. Hệ thống này chỉ sử dụng khi bé trên 6 tuổi và không phản đối việc này.
Giúp bé bằng cách nào khi trẻ mắc chứng đái dầm?
- Đừng quan trọng hóa vấn đề và không nên mắng mỏ bé vì vấn đề này. Hãy luôn luôn cố gắng làm sáng tỏ vấn đề, dù nó có thể dễ nản đến đâu chăng nữa.
- Hãy thử tặng bé một ông sao, cho đêm nào không làm ướt giường. Cháu có thể gắn sao lên tấm lịch và theo dõi tiến bộ của cháu.
- Bạn đừng giới hạn nước cho cháu uống trước khi đi ngủ. Điều đó chẳng ảnh hưởng gì đến việc cháu đái dầm cả.
- Không nên thử bất cứ thứ gì mà bé phản đối, như chiếc đệm báo thức chẳng hạn; nó chỉ làm bé căng thẳng hơn.
Xem thêm:
Nội dung bài viết do Bác sỹ Miriam Stoppard (MD MRCP) biên soạn, Bác sỹ Nguyễn Lân Đính (Giám Đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em) dịch và được nghiên cứu, tổng hợp bởi Nhà thuốc Nhi Phúc Gia.