Trong quá trình giáo dục, ngoài việc chú ý tiến hành rèn luyện trí lực, phẩm chất, tôi còn chú ý phát triển khả năng hoạt động và sự nhanh nhạy cho cháu. Động tác của tay là do thần kinh não chi phối, được biết là ngón tay, do thần kinh chi đoạn khống chế. Giáo dục sớm tiến hành rèn luyện khả năng hoạt động, trên thực tế là gián tiếp kích thích thần kinh não bộ, thúc đẩy nó nhanh chóng phát triển. Từ nhỏ tiến hành rèn luyện khả năng thực hiện động tác sẽ hiệu quả hơn nhiều so với khi đã lớn.
Khi Lưu Mi hai tuổi, tôi bắt đầu dạy cháu gập giấy, để cháu đứng soi xuyên qua để ống nhựa nhỏ nhiều màu sắc, dùng gỗ xếp hình. Về sau tôi lại dùng những miếng xếp hình bằng nhựa giúp cháu rèn luyện thao tác đôi bàn tay. Hơn ba tuổi, trên cơ sở nhắc nhở chú ý an toàn, tôi dạy cháu sử dụng dao. Nhưng rèn luyện này, trên thực tế cũng gồm cả khả năng tưởng tượng và tư duy. Năm Lưu Mi ba tuổi rưỡi, sau khi đi chơi công viên về, cháu có thể xếp những khối lập thể bằng nhựa thành hình ghế, 6 tờ theo hình mẫu… Sau khi Lưu Mi đi học, cháu luôn hoàn thành xuất sắc những bài tập thủ công, thậm chí còn làm tốt hơn rất nhiều bạn khác. Nhưng rèn luyện này đã hình thành thói quen yêu lao động cho cháu, cháu thích may vá, thích đâm khuy, thích dỡ đồ, xếp đồ. Cháu thường đứng bên cạnh xem bố sửa chữa đồ điện, xe đạp, có lúc còn đề nghị bố làm cùng.
Trong điều kiện cho phép, tôi còn chú ý bồi dưỡng hứng thú và năng lực làm thí nghiệm cho cháu. Ví dụ, khi Lưu Mi hai tuổi rưỡi, tôi liền cùng cháu dùng ống thí nghiệm để pha màu sắc: nước màu đỏ tròn nước màu xanh thành nước màu tím, nước màu đỏ tròn nước màu vàng thành nước màu cam… Lúc con dùng ống và cốc thí nghiệm biểu diễn quy luật “đo cao thấp của bề mặt chất lỏng biểu thị lượng nước nhiều, ít”, hay làm các thí nghiệm về sức nổi, năng lượng mặt trời. Sau này, tôi còn cùng cháu làm các thí nghiệm như: “Quạ uống nước”, “Tào Xung cân voi”… theo nội dung trong sách Ngữ văn dành cho học sinh tiểu học. Làm thí nghiệm không những nâng cao tri thức, tăng thêm hiểu biết cho cháu, mà còn rèn luyện khả năng thực hiện động tác. Sau khi Lưu Mi đi học, mỗi lần học xong môn khoa học thưởng thức, về nhà cháu đều tự mình làm thí nghiệm, Xem một số thí nghiệm được giới thiệu ở cuốn “Thí nghiệm nhỏ”, “Chế tạo nhỏ” và một số tạp chí, tâm trạng cháu luôn phấn chấn và tích cực bắt tay vào thực hiện.
Để rèn luyện cho cháu tính nhanh nhạy và khả năng phối hợp động tác, khi Lưu Mi tám tuổi, tôi bắt đầu dạy cháu đi xe đạp, chỉ trong vòng ba tiếng đồng hồ, cháu đã biết đạp và lên xuống xe. Vài ngày sau, cháu cũng mê đạp xe từ ngoại ô vào thành phố, quãng đường dài khoảng hơn chục mét, song cháu rất bình tĩnh và tự tin đạp xe.