Ở bệnh viện, sáng nào con trai tôi cũng phải truyền nước muối và thuốc tây và cứ cách ngày, tôi lại đưa cháu tới bệnh viên y học cổ truyền khám bệnh vào buổi chiều. Sau khi về, mỗi ngày tôi cho cháu uống thuốc Đông y ba lần. Mới đầu, cháu nhất quyết không chịu uống thuốc và đặt làm truyền. Việc bắt cháu phải uống thuốc ba lần trong ngày khiến tôi rất đau đầu. Để thay đổi tình hình, tôi quyết định phải rèn luyện tinh thần dũng cảm cho cháu.
Trước hết, tôi dạy cháu đọc bài hát thiếu nhi: “Búp bê xinh, bị ốm rồi, không được khóc, đừng sợ nhé, bé yêu ơi, chị là cô bác sĩ nhỏ, đến tiêm cho em lành bệnh đây”. Tôi viết bài hát đó lên bảng, sau đó cùng cháu chơi trò tiêm thuốc. Tôi và cháu lần lượt thay nhau nằm trên giường, để người kia đeo “ống nghe”, nghe bụng, nghe ngực, sau đó lại cầm “kim tiêm” lên để tiêm. Khi các cô y tá tiêm cho những đứa trẻ khác, tôi bế cháu tới xem. Khi các cô y tá phát thuốc, tôi để cháu tự đi lấy. Làm như vậy, dần dần tôi đã giúp cháu xóa bỏ được cảm giác sợ uống và tiêm thuốc.
Thường ngày khi cháu không nghe lời, tôi cũng tuyệt đối không bao giờ dọa cháu phải tiêm thuốc và uống thuốc. Khi y tá đến tiêm thật cho cháu, tôi nói với cháu rằng nước thuốc trong những ống tiêm kia vào trong cơ thể con người để đánh nhau với mầm bệnh, sau khi đánh bại mầm bệnh, con người sẽ không ốm nữa. Khi uống thuốc cũng như vậy, những lúc cần thiết, tôi còn tự uống cho cháu xem, để cháu thấy uống thuốc không đáng sợ. Chỉ cần cháu uống một viên thuốc, tôi lập tức khen ngợi cháu. Sau khi cháu uống thuốc xong, trước mặt cháu, tôi nhanh chóng viết một bức thư đơn giản kể về tinh thần dũng cảm uống thuốc của cháu. Rồi tôi đọc một lần cho cháu nghe, sau đó cho vào phong bì thư.
Ngày thứ hai, tôi trao thư và đọc to, khen ngợi cháu thêm lần nữa. Mỗi lúc như vậy, cháu rất vui, những lần uống thuốc và tiêm thuốc sau sẽ dùng cảm hơn. Hơn 10 ngày sau, cháu đã coi việc uống và tiêm thuốc là chuyện bình thường. Hàng ngày cháu phải uống một nắm thuốc lớn với bốn, năm loại thuốc chính và thuốc phụ trợ, có loại vừa đắng vừa có mùi khó chịu, nhưng cháu chỉ cần uống một lần. Đến giờ uống thuốc, cháu còn chủ động nhắc tôi: “Bố ơi, con phải uống thuốc rồi”. Các cô y tá đến phát thuốc, cháu tranh đi lấy. Khi tiêm, cháu tự cởi quần nằm sấp trên giường đợi y tá đến tiêm.
Trong lần lấy máu xét nghiệm lại trước khi viện, cô y tá chọc kim tiêm hai lần vẫn chưa tìm thấy tĩnh mạch của cháu, cuối cùng phải chọc kim tiêm vào cổ mới tìm thấy tĩnh mạch. Trong khoảng thời gian mấy chục phút đó, cháu không hề kêu một tiếng. Những phụ huynh khác khi thấy cháu dũng cảm hơn nhiều sơ với các bạn nhỏ cùng phòng khi tiêm, khi uống thước đều phải có bố bế, mẹ cho uống, bố giữ tay, mẹ giữ chân, đều hết lời ca ngợi cháu: “Thằng bé thật giỏi!” Có người còn hỏi tôi cách dạy cháu, tôi đã giới thiệu với họ cuốn “Phương án 0 tuổi” của các giáo sư.