Xây dựng khái niệm cần sự so sánh, phân tích và tổng hợp từ nhiều hình tượng cụ thể

Để trẻ xây dựng khái niệm là tương đối khó, điều này cần sự so sánh, phân tích và tổng hợp từ rất nhiều hình tượng cụ thể ví như đứa trẻ đi thăm nhà tranh, nhà ngói ở nông thôn, tòa nhà chung cư, tòa nhà văn phòng…, do đều là những nơi để mọi người sinh hoạt và làm việc nên được gọi chúng là nhà. Sau khi quan sát, so sánh, phân tích hình tượng cụ thể, cháu đã hình thành nên khái niệm “nhà”. Sau đó, tôi lại dẫn cháu đến rạp chiếu phim và hỏi cháu có phải là “nhà” không? Cháu trả lời là đừng vì bên trong có rất nhiều người người xem phim. Đúng rồi, chúng ta gọi căn nhà lớn dùng để xem phim là “rạp chiếu phim”. Như vậy, khái niệm lại được cụ thể hóa thêm một lần nữa.

Việc xây dựng khái niệm hình tượng cụ thể như “căn phòng”, “hoa quả” tương đối dễ, chỉ cần chúng ta có thể dẫn trẻ đi quan sát và so sánh, rút ra những thứ cùng chất trong đó là được đối với những khái niệm xã hội trừu tượng, như khái niệm “người tốt”, “người xấu”, cần phải có sự tích lũy lâu dài hơn, song chúng ta có thể tận dụng môi trường hợp để tăng tốc quá trình này. Ví dụ, sau khi kể xong câu chuyện, hay để cháu nói ai là “người tốt”, ai là “kẻ xấu”, “người tốt” tốt ở điểm nào, “kẻ xấu” xấu ở điểm nào, giảng giải đôi chút rồi cùng cháu thảo luận. Dần dần, cháu sẽ lĩnh hội được ý nghĩa của những hành vi tốt như “không đánh người”, “lịch sự”, “giúp đỡ người khác”, “giúp đỡ người tốt đánh kẻ xấu”… Nếu chúng ta tiếp tục hướng dẫn, trong lòng trẻ bắt chước từ “người tốt” mà dần dần xây dựng mục tiêu cao cả “mình làm như thế nào để trở thành trở thành người tốt”.

Khi dạy trẻ nhận thức về khái niệm số và thực hiện phép “tính, càng cần phải kết hợp với rèn luyện khả năng tư duy, mà không thể dùng phương pháp học thuộc cứng nhắc. Trên cơ sở sử dụng nhiều lần phương pháp giúp cháu nhận thức được thứ tự con số từ một đến mười, số sau lớn hơn số trước một đơn vị (hơn thế cơ sở này cần phải thiết thực, tức là bất kể là thứ tự thuận hay nghịch, thêm số vào giữa thứ tự hoặc là đem số và đem vật bằng tay hay bằng miệng, đều phải nhuần nhuyễn và chuẩn xác), sau đó mở rộng phạm vi đếm số từ 1 đến 100, bởi vì quy luật từ 1 đến 10 đã nắm chắc, chỉ cần gợi ý thêm một chút là trẻ có thể nắm bắt thứ tự từ 1 đến 100 rất nhanh, hơn nữa bất kể là tay đếm số bằng tay hay bằng miệng, nhận số lấy vật, số thuận, số nghịch đều rất thông thạo. Sau này, khi dạy các phép toán cũng cần dùng phương pháp gợi mở tư duy, vì thế Lưu Mi sau này học toán rất nhanh, tính toán chính xác, cho dù là giải các đề bài tương đối phức tạp, cháu vẫn tính một cách dễ dàng.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!