Điều chỉnh cơ cấu thu chi trong gia đình, dành một khoản nhất định để đầu tư sự phát triển trí tuệ của con. “Giáo dục sớm” cần phải cơ sở vật chất nhất định. Ví như khi trẻ chơi trò chơi, không thể không có đồ chơi, học chữ, không thể không có sách: học đàn, không thể không có đàn, tất cả những thú đó đều phải bỏ tiền ra mua, hơn thế nhiều lúc đó còn là một khoản đầu tư không nhỏ. Để con cái thành tài, chữ mẹ không nên tiếc tiền đầu tư phát triển trí tuệ, như vậy cần phải điều chỉnh cơ cấu thu chi trong gia đình, lên kế hoạch dành tiền cho nó. Từ năm 1980 đến nay, nhà chúng tôi không sớm thêm bất cứ món đồ gia dụng nào, song vì giáo dục con cái, chúng tôi trước sau đã đầu tư không ít. Không kể đến con gái lớn học đại học, chỉ riêng tính Lưu Mi, cũng đã tốn không ít. Như đồ chơi trí tuệ của cháu đã có hơn mười loại, các loại sách gần 250 cuốn (chưa kể tạp chí); để học Vẽ, mua giá Vẽ, màu Vẽ, thạch cao… để học nhạc, mua đàn lục huyền, đàn accordeon, lại còn thường xuyên mua bằng đĩa ca khúc nổi tiếng về nhờ tăng thêm cảm hứng cho cháu, để học vi tính, mua máy vi tính; còn phải nghĩ đủ cách để mua chiếc xe đạp nhỏ cho cháu học đi xe. Gần đây, lại mua một chiếc máy đánh chữ tiếng Anh (chủ yếu cho chị dùng, song Lưu Mi cũng có thể dùng để học kỹ năng đánh máy). Chúng tôi cho rằng, đầu tư vào phát triển trí tuệ là đầu tư lâu dài, quan trọng hơn so với đầu tư vào những đồ gia dụng cao cấp và thời trằng trước mắt. Mặc dù tạm thời chưa thấy ngay kết quả, nhưng sau này, lợi ích mang lại cho đất nước, cho nhân dân và cho bản thân sẽ lớn gấp hàng chục lần, hàng trăm lần so với cái giá mà chúng ta bỏ ra bây giờ, lẽ nào không đáng hay sao?
Lưu Mi là đứa trẻ có điều kiện bẩm sinh không tốt, biểu hiện thực tế cũng vậy, nhưng do nhờ tới tìm hiểm và mạnh dạn áp dụng “giáo dục sớm” trong thực tiễn mà cháu lớn lên khỏe mạnh, trí tuệ của cháu tương đương với trí tuệ của trẻ lớn hơn cháu bốn, năm tuổi. Vì thế, con người đều do giáo dục mà nên, vậy nên giáo dục càng bắt đầu sớm, khả năng phát triển trí tuệ càng cao. Thiết nghĩ, nếu con cái của chúng ta đều được “giáo dục sớm” ở các mục đích khác nhau, như vậy chương trình học sẽ có thể rút ngắn vài năm! có thể thấy, “giáo dục sớm” bất luận nhìn từ góc độ lợi ích xã hội hay lợi ích kinh tế, đều có ý nghĩa và tác dụng vượt xa sức tưởng tượng của chúng ta.
Tôi hi vọng tất cả các bậc làm chữ mẹ đều có thể đạt điểm tối đa trong thí nghiệm “con người” này, để nâng cao tố chất dân tộc mà vô tư cống hiến mọi trí tuệ, tâm huyết và sức lực của mình.