Một số bài học rút ra

Trong thực tế mấy năm thực thi giáo dục sớm, tôi cảm nhận sâu sắc được rằng, muốn giáo dục sớm thu được kết quả như mong muốn, chữ mẹ – những người thầy đầu tiên của trẻ cần phải nỗ lực thật nhiều.

Cha mẹ cần phải có nhận thức thống nhất về “giáo dục sớm”, mới có thể đồng tâm hiệp lực, phối hợp chặt chẽ để quá trình “giáo dục sớm” được tiến hành thuận lợi. Nếu quan điểm của bố mẹ không thống nhất, một người muốn dậy, một người phản đối; hoặc là lúc bắt đầu nhận thức giống nhau, giữa đường gặp khó khăn, suy nghĩ lai khác nhau nên không thể phối hợp. Những tình trạng này chắc chắn sẽ khiến “giáo dục sớm” bị đứt gánh giữa đường.

Cần phải xây dựng niềm tin kiên định về “giáo dục sớm”, có ý chí vững vàng và quyết tâm theo đuổi đến cùng, trong quá trình trưởng thành của trẻ nhỏ không ngừng xuất hiện những thay đổi khách quan, thế nên chữ mẹ cần có sự chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng.

Bản thân tôi cũng từng trăn trở biết bao tháng ngày, khi tôi cảm thấy tâm lý và trí tuệ của Lưu Mi phát triển không cân bằng do học cùng các bạn trên tuổi dẫn đến hậu quả không có lợi cho sự trưởng thành của cháu. Tôi đau khổ, bàng hoàng, thậm chí là hỏi han. Bởi đó là những điều tôi không thể lường trước được, sau khi phát hiện ra điều đó, mặc dù đã đi hỏi han khắp nơi, nhưng tôi vẫn không tìm được lời giải. Vì thế, có một khoảng thời gian, tôi đành buông xuôi, khoảng thời gian mà năm đó trôi qua vô nghĩa gần như làm tiêu tan thành quả của mấy năm trời dầy công dạy dỗ.

Cần có đủ lòng kiên trì và phương pháp thích hợp trẻ con không phải là cơ may, hơn nữa, một trong những đặc điểm của chúng là thời gian tập trung chú ý không quá lâu. Vì thế, không thể đối xử với chúng như với người lớn, nhất định cần phải nhẫn nại, huống hồ “giáo dục sớm” là cả một quá trình, không có đủ lòng kiên trì thì khó có thể thành công được. Ngoài ra, còn cần chú ý quan sát, thận trọng suy nghĩ: quan sát sự thay đổi của trẻ nhỏ, đặc biệt là thay đổi tâm lý, tìm ra phương pháp thích hợp để áp dụng cho trẻ.

Cần tận dụng mọi thời gian và cơ hội để tiến hành “giáo dục sớm” các bậc chữ mẹ ngày nay không thể cả ngày ở bên con để tiến hành “giáo dục sớm”, do đó, cần làm tốt công tác chuẩn bị về mặt tư tưởng và điều kiện. Ví như buổi sáng khi mặc quần áo, dạy cháu vài từ tiếng Anh đơn giản: khi đi mua rau, giảng giải cho cháu cách phân loại của “rau”, hay “hoa qua”; khi đi dạo sau bữa tối học vài từ, thẻ chữ đã viết chưa; buổi tối kể vài câu chuyện, chơi trò chơi.

Tôi thường xuyên nghe một số phụ huynh than phiền rằng họ không có thời gian dạy con. Kì thực thời gian có tính đàn hồi rất lớn, không thể dạy con trong thời gian gấp rút, cho dù có thể thì trẻ nhỏ cũng khó lòng phối hợp. Vì vậy, thường phải tận dụng những khoảng thời gian lẻ tẻ, tận dụng triệt để thì trẻ sẽ học được nhiều. Theo như tôi biết, thời gian và cơ hội ở đâu cũng có, chỉ cần bố mẹ có tấm lòng, thì mảnh đất giáo dục còn thật sự rộng lớn.

Bản thân bố mẹ cần không ngừng học tập, không ngừng nâng cao kiến thức của mình. Xét đến cùng, tư duy của con người thường phiến diện, tri thức của con người là có hạn. Để làm tốt công tác “giáo dục sớm”, người giáo dục không những từ mình phải đào sâu nghiên cứu mà còn phải học tập phương pháp và kinh nghiệm của người khác, chỉ có làm “học sinh” tốt trước mới có thể trở thành “giáo viên” tốt, bản thân còn chưa hiểu thì làm sao đây người khác.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!