Kết hợp giữa yêu cầu nghiêm khắc và tích cực khuyến khích trong việc dạy trẻ

Trẻ sau ba tuổi không chỉ có thể tiếp nhận lời động viên và tuyên dương, mà do bản thân chúng đã có ý chí nên cần kết hợp tính tích cực phấn đấu với rèn luyện phẩm chất ý chí, không thể để trẻ chỉ tập trung vào sở thích, đặc biệt là những trò chơi vô bổ, chơi quen rồi, không ra ngồi, đứng không ra đứng, những đứa trẻ như vậy chúng ta phải điều chỉnh dạy dỗ để bồi dưỡng thói quen tốt cho trẻ. Các bậc phụ huynh cần biết rằng, đối với những đứa trẻ như vậy, nếu chỉ thu hút trẻ bằng trò chơi hay những lời thỉnh cầu chắc chắn sẽ thất bại. Ngay cả bà Vương tú Trân còn mở “cuộc họp phê bình” đối với cậu cháu nội yêu quý hai tuổi, vậy tại sao lại không thể giáo dục và yêu cầu một cách nghiêm khắc đối với đứa trẻ đã hơn ba tuổi?

Nhắc đến vấn đề kết hợp giữa yêu cầu nghiêm khắc và tích cực khuyến khích, tôi nghĩ đến ví dụ thành công điển hình là cháu đã học được thái độ đúng đắn với việc uống thuốc, tiêm thuốc. Ông Hạ đã rất thành công khi rèn luyện lòng dũng cảm trước việc uống thuốc, tiêm thuốc cho bé Trạch Thanh. Theo sát của chúng tôi, trẻ hơn bốn tuổi thường không sợ uống thuốc và tiêm thuốc nữa. Tại sao vậy? Bởi vì muốn trẻ uống thuốc, tiêm thuốc, nhìn chung các bậc phụ huynh phải biết kết hợp giữa thái độ kiên quyết, yêu cầu nghiêm khắc với khuyến khíc, khen ngợi. Để chữa khỏi bệnh cho cháu, cho dù cháu có đồng ý và thích thú hay không, phải luôn thuyết phục, động viên, biểu dương, làm gương, nghiêm khắc yêu cầu, thậm chí cưỡng ép. Thái độ của cả nhà luôn phải kiên định, khiến trẻ không thể thỏa hiệp. Như vậy, chỉ qua một vài lần, trẻ sẽ không còn sợ uống thuốc nữa, có lúc còn cảm thấy tự hào vì tự mình biết uống thuốc hoặc bị tiêm nhưng không khóc. Dạy trẻ học đương nhiên không thể ép buộc như việc uống thuốc, nhưng vẫn cần có thái độ nghiêm túc, kiên quyết và yêu cầu trẻ có thói quen tốt. Hơn nữa, thưởng phạt phân minh là rất cần thiết. “Thầy nghiêm có trò giỏi”, câu nói này chính xác vô cùng. Nó là quy luật ngàn đời, chỉ cần nghiêm khắc một cách có khoa học, có mức độ, đồng thời cũng cần kết hợp hài hòa giữa nghiêm khắc với khoan hồng.

Để bồi dưỡng phẩm chất đạo đức dựa vào khả năng tự kiềm chế của trẻ, ông Hạ cũng đã kết hợp giữa nghiêm khắc với khoan dung, nhằm tạo nên thói quen tốt cho cháu. Do đó, khi có đồ ăn ngon, cháu biết cách tiết chế bản thân, có đồ chơi đẹp biết vui vẻ chia sẻ với bạn. Cháu đã biết quan tâm đến người khác, yêu ghét rõ ràng và có sự đồng cảm sâu sắc với mọi người. Tất cả những điều này có được là nhờ kết hợp học chữ và đọc sách. Ông Hạ đã mua các đồ dùng dạy học như bảng đen, đồng hồ, bản đồ, thước dây, cờ vây, cờ tướng, tú lơ khơ, cân; đưa cháu đi trồng cây, trồng hoa, nuôi động vật và sưu tập các hình ảnh trực quan… Nếu xử lý thích hợp thì những đồ vật và các phương pháp trên sẽ có thể giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể; học chữ, sáng tác, nói và nhận biết thế giới, hơn nữa lại có thể tiến hành song song cùng một lúc. Đó chính là “giáp dục tố chất” và gia đình họ chính là “chiếc nôi của nhân tài”.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!