Lời bàn

Bức thư này của ông Hạ Vân Lai tổng kết một số phương pháp giáo dục sớm cho trẻ rất hay. Ông đã học rất kỹ và thực thi theo “Phương án 0 tuổi”. Trong thời gian ngắn ngủi, chỉ hơn một tháng, cháu bé đã có những tiến bộ đáng mừng, mọi người đều cảm thấy tất vui vì điều đó.

Quan niệm truyền thống cho rằng, dạy trẻ phải dạy vào lúc trẻ khỏe mạnh, trong một căn phòng rộng rãi thoáng mát, chứ không ai nghĩ lại có thế dạy trong một một trường như ở bệnh viện, trên giường bệnh, trên đường cái, hay trong xe buýt. Bởi lẽ, cuộc sống mới là lớp học tốt nhất cho việc giáo dục trẻ ngay từ giai đoạn sớm, ở đâu có cuộc sống, ở đó có thể tiến hành giáo dục sớm, trong cuộc sống thường nhật nhất định ẩn chứa những đề tài tốt cho quá trình giáo dục trẻ. Điều kì diệu là cuộc sống tinh thần của cháu bé Hạ Trạch Thanh càng phong phú, cháu càng vui vẻ và tích cực, không những không làm tổn hại đến sức khỏe mà ngược lại, đã giúp cháu nhanh chóng làm beengj. Bác sĩ từng cho bé rằng bé Trạch Thanh ít nhất phải nằm viện hai tháng, uống thuốc nửa năm, thời gian điều trị tối thiểu là hơn tám tháng, dài nhất là một năm rưỡi. Thế nhưng chỉ sau một tháng, cháu đã được ra viện, hai lần kiểm tra sau khi ra viện đều không phát hiện vấn đề bất thường nào, ngay cả bác sĩ cũng phải nói không ngờ cháu lại khỏi nhanh đến vậy.

Nhìn chung, những đứa trẻ trước ba tuổi vẫn chưa có sự mẫn cảm đối với việc học chữ, thì sau ba tuổi sẽ rất khó dạy, khiến nhiều ông bố bà mẹ đều cảm thấy bất lực. Thế nhưng ông Hạ đã thành công trong việc dạy một đứa trẻ đã được hơn ba tuổi, làm cho cháu có niềm say mê đối với việc học chữ, đọc sách. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu?

  1. Cuộc sống trong bệnh viện khá đơn điệu, khiến trẻ tĩnh tâm trong một thời gian khá dài, tự nhiên khả năng tập trung được nâng cao, đó là biến cái bất lợi thành cái có lợi.
  2. Ông Hạ đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp, tìm ra thời cơ thích hợp để dạy con, tạo điều kiện cho con mình tham gia vào các hoạt động. Ông nhận thức được rằng phương pháp dù hay đến đâu nhưng cứ áp dụng mãi, trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán. Do đó, ông đã tùy cơ ứng biến, ngay cả dùng cách viết chữ lên tay cũng mang lại cho đứa trẻ sự mới mẻ và hấp dẫn. Một điều đáng phải nhắc đến ở đây là ông Hạ đã áp dụng rất thành công hai phương pháp nhận biết chữ mà một đứa trẻ sau ba tuổi bắt buộc phải làm được, đó là: nhận biết mặt chữ trên đường (ông Hạ thậm chí còn đi đường vòng, đổi tuyến xe buýt) và vừa nhận biết mặt chữ, vừa đọc hiểu. Do ông sử dụng hai phương pháp này rất linh hoạt nên cháu luôn có hứng thú với việc học chữ.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!