Khắc phục thói kiêu ngạo, học cách yêu thương, nhường nhịn và hòa đồng

Kiêu ngạo là kẻ thù nguy hiểm của con người đối với Lưu Mi, tôi không thể cất giấu mỗi lời khen và ca ngợi của mọi người với cháu, song tôi dùng hai phương pháp để “tiêu độc”. Một là, sau khi người khác khen ngợi cháu, tôi liền nói với cháu rằng, tất cả những bạn nhỏ khác, chỉ cần được giáo dục sớm giống như con thì cũng sẽ có được khả năng như vậy, hoặc con có thể vượt hơn con. Sống vì mẹ của các bạn bận quá nên không có thời gian giáo dục các bạn. Vì vậy, con không giỏi hơn các bạn, tất cả trẻ em đều giống như nhau. Tôi thường xuyên nói như vậy, để loại bỏ được sự tự hào rằng mình là “thần đồng” trong lòng cháu. Thậm chí, cháu còn ngây thơ nói với chị: “Sau này em lớn lên, em cũng sẽ tiến hành giáo dục sớm với con”. Thứ hai là: sau nhiều lần được mọi người, ngợi khen, tôi cùng cháu bình luận: “Con xem, mọi người cứ hễ nghe thấy con còn nhỏ đã học lớp mấy thì khen ngợi con hết lòng. Nghe xong, con cảm thấy mình giỏi quá, nên rất kiêu ngạo, trên thực tế những lời khen ấy không tốt. Người khác hỏi mẹ, mẹ thật sự. Không muốn trả lời nữa”. Dần dần, cháu cũng thay đổi suy nghĩ từ việc muốn người khác hỏi mình học lớp mấy đến việc không muốn trả lời, chỉ trả lời chung chung: “Cháu đi học rồi!”. Do vậy, với những lời khen ngợi của mọi người, cháu chỉ cảm thấy vui, chứ không tỏ ra kiêu ngạo.

Không lâu sau khi Lưu Mi chào đời, chị cháu vào học ở trường nội trú, ở nhà chỉ còn mình cháu, điều đó rất dễ khiến cháu nảy sinh những tật xấu như cô lập, tùy tiện, không hòa đồng. Song khi dạy cháu học, tôi không muốn có thêm trẻ nhỏ khác, để tránh phân tán sự chú ý của cháu. Vì vậy, tôi để cháu được chơi với các bạn nhỏ khác ngoài giờ học, ví như rủ các bạn đến nhà xem sách, chơi cùng đồ chơi các bạn, lập “thư viện nhỏ”, cho các ban mượn sách về đọc, khi sinh nhật mời các bạn đến cùng chung vui. Khi các bạn nhỏ đến tìm cháu, tôi đều tiếp đón nhiệt tình. Thỉnh thoảng các cháu đánh mất hoặc làm hỏng sách và đồ chơi, bao giờ tôi cũng tha thứ. Như vậy vô hình chung đã rèn cho Lưu Mi được tình yêu thương, nhường nhịn, còn nhỏ có một lần, các bạn nhỏ đến tìm cháu, tôi đang bận nấu cơm, không để ý đến các cháu, sau đó, cháu đã phê bình tôi: “Mẹ vừa nãy không cười một tí nào, lần sau các bạn không đến nữa”. Tôi vội vàng xin lỗi và nói rằng, nhất định lần sau sẽ tươi cười đón tiếp các bạn. Cho đến bây giờ, Lưu Mi vẫn còn giữ mối liên hệ tốt với cả nhóm bạn ở nhà trẻ, chơi cùng trước và sau khi học vượt hơn thế còn có quan hệ tốt với các bạn không học cùng. Thường xuyên có rất nhiều bạn nhỏ đến tìm cháu, cháu chơi với các bạn rất vui, rất khiêm nhường, hầu như chưa bao giờ cháu bực tức, luôn hòa đồng.

Ở nhà, cháu nhỏ hơn chị mười tuổi rưỡi. Tôi chú ý để hai chị em gần gũi nhau, thường tạo cơ hội để chị đưa em đi chơi, tới trường của chị chơi, khi chị không về nhà, hai mẹ con lại đi thậm chí; kì nghỉ hè để chị ở nhà trông em. Không để cháu có thói quen “độc nhất”, bất luận cái gì trong nhà, tôi cũng chia hai phần công bằng, không để cháu ăn hết, nhắc cháu để phần cho chị. Tôi còn nói với cháu, chị sống ở ngoài rất vất vả, cả nhà phải chăm sóc chị. Khi cháu ngang ngược, tôi không bênh cháu, mà thường xuyên lấy chị làm tấm gương để dạy dỗ cháu. Hiện nay, hai cháu rất hòa thuận và yêu thương nhau, mỗi tuần khi chị về nhà, Lưu Mi đều mang đồ cho chị có một lần, giúp chị bớt khó khăn do ba lần chuyển xe, Lưu Mi để chị mang đi chiếc quạt mà mình yêu thích. Việc gì Lưu Mi cũng nhớ đến chị, có món ngon đều chủ động để phần cho chị, một số do vật yêu thích cũng tặng chị. Ngày thứ bảy chị về nhà, cháu chạy ra rất xa để đón chị. Lúc chị đi cùng tiễn chị. Hai chị em thường xuyên viết thư động viên nhau.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!