Khám thai (Tuần 13)

Khám thai cho bà bầu

Bắt đầu từ giai đoạn này mỗi tháng thai phụ đi khám thai 1 lần

Sau khi bước vào giai đoạn giữa thai kỳ, bác sĩ sẽ sắp xếp cho thai phụ khám thai mỗi tháng một lần, kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi và tình hình sức khỏe của mẹ. Ngoài ra, thai phụ cần tiến hành hai lần khám thai quan trọng nữa, tuần thứ 13-14: kiểm tra xem trẻ có bị đao không, tuần 24-28: kiểm tra thai phụ có mắc bệnh tiểu đường khi mang thai không. Các mẹ nhớ kỹ nhé.

Khi đi khám thai nên mặc quần áo rộng rãi, nên đi sớm, nhớ mang theo sổ khám, bảo hiểm y tế, giấy hẹn. Bác sĩ sẽ ghi kết quả khám vào sổ của mẹ. Để tránh thiếu sót, mất mát, những đồ này nên để tạo trung ở một túi nhỏ, cất nơi dễ nhớ.

Mỗi lần đi kiểm tra nên hỏi rõ thời gian đến khám lần sau, có điều gì cần chú ý, có cần lấy máu không. Nếu lần sau cần lấy máu thì không nên ăn trước khi khám.

Siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Siêu âm chủ yếu dựa vào sóng âm thanh, không có phóng xạ, vì thế ảnh hưởng rất nhỏ đến thai nhi, mẹ không nên vì sợ ảnh hưởng đến bé mà không siêu âm.

Ở các nước phát triển, mỗi lần kiểm tra thai đều tiến hành siêu âm. Ở các nước phát triển, mỗi lần kiểm tra đều tiến hành siêu âm. Trong suốt quá trình mang thai, thai phụ cần tiến hành một số lần siêu âm quan trọng. Đầu tiên là vào tuần thứ 7: siêu âm để xem phôi thai, tim thai, đồng thời phát hiện đa thai hay không; Ở tuần thứ 12: siêu âm để xem độ dày da gáy, thông thường độ dày dưới 3 mm, nếu lớn hơn 3 mm sẽ có nguy cơ bị bệnh down (đao); Ở tuần 20 – 24: kiểm tra xem thai nhi có bị dị tật không. Những lần sau đó có thể căn cứ vào tình hình sức khỏe để đi siêu âm, thường 4 – 6 tuần khám 1 lần, nếu nước ối quá ít thì 2 – 3 tuần nên khám 1 lần.

Làm thế nào để đọc hiểu kết quả siêu âm

Trên giấy kết quả siêu âm có một số thuật ngữ, có thể bạn không hiểu, vậy nên tìm hiểu một chút:

Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): là đường kính lớn nhất đo ở mặt cắt ngang hộp sọ. Là một trong những số đo cơ bản giúp xác định tuổi thai, đánh giá phần nào sự bất thường của hệ thần kinh và sự phát triển của thai nhi. Số liệu này có sau 5 tháng và tương đồng với số tháng mang thai. Ví dụ khi mang thai được 7 tháng thì BDP là 7 cm, 8 tháng là 8 cam, sau 8 tháng, mỗi tuần sẽ tăng 2 mm, khi đủ tháng, đường kính BPD đạt khoảng 9,3 cam là bình thường.

Chu vi đầu/ chu vi bụng (HC/AC): Sau khi đo xong chu vi đầu và bụng của bé, máy tính sẽ tự động tính ra tỷ lệ, xem xét thai nhi có phát triển chậm trong tử cung không, và đánh giá cân nặng của bé.

Màng tử cung: Khi mang thai 8 – 13 tuần, nếu tử cung dày lên, trong suốt có thể thai nhi bị dị tật, cần tiến hành kiểm tra từng bước.

Độ sâu nước ối: Độ sâu nước ối từ 3 – 7 cm là bình thường, quá nhiều hoặc quá ít đều có thể gây dị tật thai nhi. Nếu dùng số để hiện thị thì chỉ số 8 – 24 là bình thường.

Chiều dài cổ tử cung: Nếu nhỏ hơn 3 cm có thể gây đẻ non.

Dây rốn: Nếu dây rốn ở vị trí bình thường, chứng tỏ vẫn bình thường, nếu dây rốn quấn cổ có thể xuất hiện dòng chữ “Tràng hoa quấn cổ x tuần”. Bác sĩ thông qua siêu âm sẽ đưa ra kết luận bình thường hoặc bất thường, thai phụ có những nghi vấn nào đối với kết quả này cần hỏi ngay.

Xem thêm:

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!