Mở rộng tầm nhìn, rèn luyện tổng hợp để giúp Lưu Mi mở rộng vốn kiến thức của mình, từ nhỏ tôi đã đặt mua cho cháu rất nhiều sách báo và tạp chí. Sau khi cháu đi học, mỗi năm tôi đều đặt sáu loại báo cho cháu như: “Thời đại nhi đồng”, “Họa báo khoa học thiếu niên”, “Bí mật”, “Trí lực”, “Thế giới máy tính dành cho thiếu nhi”. Những cuốn tạp chí như: “Trích vấn độc giả”, “Y học cho mọi người”, “Họa báo khoa học” cũng để cháu tự lựa chọn và đọc những loại phù hợp. Ngoài ra, tôi còn mua hoặc mượn về cho cháu đọc một số lượng lớn truyện cổ tích, truyện thiếu nhi, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, khoa học thiếu niên. Do đó, từ nhỏ Lưu Mi đã hình thành thói quen thích đọc sách, nhờ đó vốn kiến thức và tầm nhìn của cháu đã được mở rộng cháu thường xuyên hỏi tôi (thực tế là kiểm tra tôi) và giới thiệu một số kiến thức cho tôi, cũng có thể dựa vào tri thức của mình để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. Đồng thời, đọc sách cung giúp cháu học ngôn ngữ và viết vấn đề dàng hơn.
Để tăng cường thêm các kỹ năng cho cháu nhanh thúc đẩy trí lực phát triển toàn diện thông qua các phương pháp khác, đồng thời để rèn luyện tính cách, chúng tôi cho cháu học vẽ, học chơi đàn accordeon.
Hội họa là một biện pháp hiệu quả để rèn luyện năng lực quan sát và trí tưởng tượng cho trẻ, do vậy, nó như người thấy vô hình dạy trẻ biết tưởng tượng không gian. Ví như tôi hỏi cháu một vật thể, mọi mặt đều là hình tam giác, nó có tất cả mấy mặt? Mọi mặt đều là hình vuông, mọi mặt đều là hình chóp, hình thoi thì sao? Cứ suy ra như vậy, khi mặt của vật thể càng ngày càng nhiều, đến khi nhiều nhất, sẽ tạo thành hình gì? tất cả các câu hỏi trên, cháu đều trả lời rất nhanh và chuẩn xác. Ví dụ khác, đối với vật thể đơn giản, tôi yêu cầu cháu tưởng tượng ra hình chiếu ba mặt của nó và dùng hình chiếu này tưởng tượng ra hình dạng của vật thể, cháu đều có thể dễ dàng trả lời đúng. Về mặt âm nhạc, cháu đã có những bước “nhảy vọt”. Sa đi gọi là “nhảy vọt”, vì ở phương diện này tôi có phần chủ quan, rèn luyện cho cháu quá ít. Bước “nhảy vọt” thứ nhất là khi cháu hơn sáu tuổi, một hôm, tôi nghe thấy cháu ngân nga giai điệu của một ca khúc, tôi hỏi cháu là do ai dạy, cháu nói cháu tự nghĩ ra, tôi lập tức hắng giọng vài tiếng, cháu hát đúng nhạc và giai điệu, lần thứ hai là khi cháu vừa học chơi đàn accordeon, tôi giảng cho cháu kiến thức hòa âm cơ bản nhất, không ngờ một lúc sau, cháu đã có thể phối hợp nốt đàn tay trái và hòa âm để đánh đàn, lần thứ ba là khi cháu nói với tôi, cháu có thể cầm bản nhạc mới mà hát được cả từ, tôi không tin, thế là cháu lấy luôn vài bản nhạc hát thử, quả nhiên cháu hát được, tùy tốc độ vẫn còn có hơi chậm.
Ngoài ra, khi học vi tính, ý thức sắp xếp theo trình tự của cháu cũng rất nhanh, những biểu hiện này tôi cho rằng đều là kết quả của quá trình rèn luyện toàn diện và tổng hợp.