Rèn luyện tính cách cởi mở, tình cảm phong phú

Tất cả những người có tính cách cởi mở, lạc quan đều có dũng khí đối mặt với khó khăn, khắc phục khó khăn.

Để rèn luyện tính cách cởi mở, lạc quan cho Lưu Mi, ngay khi cháu còn nhỏ tôi đã chú ý không kìm nén tình cảm của cháu. Ví như, khi cháu buồn, khi chịu ấm ức, hoặc khi đau khổ hối hận vì sai lầm, tôi đều để cháu khóc thật to. Song để tránh không gây ồn ào cho người khác, tôi còn đưa cháu đến những chỗ không có người để cháu thoải mái bộ lộ tình cảm của mình. Đỗi với những câu nói ngây thơ của cháu, tôi không bao giờ cười chế giễu, mà nghiêm túc thảo luận cùng cháu. Có một lần cháu trịnh trọng nói với tôi: “Sau này nhà mình sẽ có một nghệ sỹ mẹ ạ! Tôi hỏi là ai, cháu đáp: “Là con gái của con”. Tôi cố nín cười hỏi: “Vì sao không phải là con?” “Bố mẹ không cho con làm à?” “Đâu phải” Tôi giải thích: “Bất kể là ai, chỉ cần có đầy đủ điều kiện, tinh thần chăm chỉ học hành, bố mẹ đều ủng hộ lám”. Cháu nghĩ một lúc, cháu dường như đã hiểu vấn đề. Tôi cảm thấy, nếu đè nén tình cảm của trẻ, chế giễu những điều cao cả thiêng liêng trong lòng các cháu, dần dần, các cháu hình thành nên tính cách hướng nội, trầm tư, hay u uất thậm chí có thể làm tất đi rất nhiều đốm lửa cực kỳ đáng quý trong lòng các cháu.

Khi Lưu Mi gặp phải trắc trở, tâm trạng không tốt, chán nản, tôi kịp thời Động viên cháu, nghĩ cách khiến cháu vui, tránh để cháu ôm nỗi day dứt lâu ngày mà ảnh hưởng đến tâm lý. Ví như, có một lần cháu tham gia tuyển chọn hội diễn, cháu biểu diễn đàn lục huyền, do đột ngột thay đổi thứ tự tiết mục, nên cháu chưa có sự chuẩn bị tốt về mặt tư tưởng, vì quá lo lắng mà cháu hát sai nhạc. Sau khi xuống sân khấu, cháu đã khóc, mắt mũi rầu rĩ. Lúc đó, tôi liền kể cho cháu nghe câu chuyện về tôi hồi nhỏ, cổ vũ cháu, xua tan đi nỗi buồn trong cháu, gợi ý cho cháu không nên vì một lần thất bại trước mắt mà buồn chán, rất nhanh sau đó, cháu đã lấy lại tâm trạng bình thường, sau đó càng nỗ lực học tập hơn nữa.

Khi cháu thi không tốt, tôi không trách móc cháu. Trước tiên, tôi cùng cháu phân tích những điểm sai, nguyên nhân sai; sau đó nói rõ lời sai của cháu thuộc về khái niệm hay kỹ năng tính toán, đồng thời khuyến khích cháu sau này cần chú ý những gì. Tôi hiểu được trong những tình huống này cần để trẻ có ý thức hỏi han, song cũng không thể hỏi han mãi vì nó không có lợi cho sự hình thành tính cách của cháu,

Từ nhỏ tình cảm của Lưu Mi tương đối phong phú, lúc hai tuổi rưỡi, cháu đã có phản ứng cùng với sự thay đổi tâm trạng của nhân vật chính trong phim, khi khóc khi cười. Khi đọc sách cũng vậy đối với những biểu hiện tình cảm của cháu tôi không bao giờ can thiệp hay bình luận, hơn thế con không hề giấu giếm bộc lộ tình cảm của bản thân mình, thậm chí là rơi nước mắt nhưng khi xem phim hay xem ti vi, như vậy có thể khiến tình cảm của cháu phát triển tự nhiên và chân thực. Tôi tương đối chú ý rèn luyện cho cháu tấm lòng biết cảm thông với người khác, trong nhà có nuôi mèo, tôi dạy cháu biết yêu thương, quan tâm đến sinh mạng nhỏ bé yếu đuối, để cháu có thể cảm nhận được nỗi cô độc và buồn đau” của mèo con. Lại ví như có một thời gian, đồng nghiệp của tôi đi công tác, trong nhà chỉ có hai đứa trẻ, nhân cơ hội này tôi liền giúp đỡ các cháu dạy Lưu Mi, thường xuyên nhắc Lưu Mi tối giục các em đi ngủ. Khoảng hai tháng kiên trì như vậy đã có ấn tượng tương đối sâu sắc cho Lưu Mi. Cho đến tận bây giờ, cháu cảm thông sâu sắc với những em bé có bố mẹ ly hôn, chăm sóc chúng rất chu đáo và kiên nhẫn.

Tham Gia Bình Luận

arrow
error: Nội Dung Có Bản Quyền - Không Thể Copy!!!