Bài viết này cũng làm chúng tôi rất cảm động, vì từ đầu đến cuối luôn là sự tìm tòi thực tế và sáng tạo
Chúng tôi nghĩ rằng: Thực tiễn và bài viết của vợ chồng Ngải Tùng Như là một bài tổng kết kinh nghiệm rất cô đọng, mở rộng và bổ sung thêm cho “Phương án 0 tuổi”, gợi mở sự sáng tạo cho các ông bố, bà mẹ.
“Phương án 0 tuổi” vốn là sự kết tinh và sáng tạo phương pháp nuôi dạy con cái một cách khoa học của hàng triệu triệu gia đình từ xưa đến nay, đồng thời vẫn luôn được bổ sung, hoàn thiện qua quá trình sáng tạo của rất nhiều các bậc phụ huynh và con cái họ.
Hoàn thiện hệ thống Phương án 0 tuổi
Nhiều người mong muốn “Phương án 0 tuổi” sẽ có một giáo trình hệ thống hơn, là chìa khóa để giải quyết tất cả các vấn đề cụ thể, nhưng nếu nghĩ như vậy chắc chắn bạn sẽ thất vọng. Tên gọi đầy đủ của “Phương án 0 tuổi” là “Chương trình giáo dục ưu việt và phương án thực thi cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi”. Trước hết đó là tư tưởng giáo dục, hệ thống lý luận của “Công trình giáo dục ưu việt”, bao gồm tính chất (giáo dục tố chất), phương châm (phát triển toàn diện và phát triển chuyên biệt), mục tiêu giáo dục, phạm vi nội dung, cơ sở lý luận, nguyên tắc giáo dục, nhận thức lại về thai nhi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ v.v… Trên thực tế, phương án thực hiện chủ yếu về “giáo dục qua trò chơi hàng ngày”, “sự ảnh hưởng của môi trường đối với giáo dục” và “phát triển đam mê khoa học”. Chúng tôi mong muốn chỉ ra phương hướng, đưa ra những gợi mở, hướng dẫn để cha mẹ và những người làm công tác giáo dục có ý tưởng sáng tạo hơn. Mỗi gia đình có đặc điểm riêng, mỗi đưa trẻ cũng có cá tính, tố chất di truyền, tu dưỡng của cha mẹ, hoàn cảnh gia đình, độ tuổi, sở thích không giống nhau, hơn nữa “giáo dục tố chất” lại không giống với việc truyền thụ kiến thức truyền thông. Do đó, không thể quy định nội dung cũng như phương pháo giáo dục cho từng năm, từng tháng, từng trang sách hay từng vấn đề một. Đào tạo nhân tào không giống với việc dùng khuôn tạc tượng Bồ tát, chỉ cần có nguyên liệu và thao tác theo trình tự. Đào tạo con người cần sự nghiên cứu và sáng tạo.
Ngải Tùng Như quan niệm: “Chúng tôi giáo dục sớm cho Thiên Nhất trên cơ sở lý luận “Phương án 0 tuổi”, kết hợp với thực tế, cùng việc hiểu rõ đặc điểm của Thiên Nhất, coi trọng phương pháp, nghệ thuật, không ngừng tổng kết kinh nghiệm. Do được học sâu và áp dụng linh hoạt trong cuộc sống, chúng tôi đã thuyết phục được cả gia đình tham gia thực hiện “Phương án 0 tuổi”.